Trực tuyến 51
Hôm nay 421
Hôm qua 307
Tháng trước954
Tổng1131829
1. Sơ lược về nghành nghề đổ mực máy in.
Thị trường Việt Nam có khoảng gần 10 hãng sản xuất máy in tham gia cung cấp các sản phẩm máy in laser. Phổ biến nhất vẫn là dòng máy in laser đen trắng và các hãng và hai đại gia Canon và Hp gần như nắm gần hết phân khúc thị trường máy in laser đen trắng. Hộp mực (cattridge) máy in Hp và Canon là loại dùng một lần, tức là theo khuyến cáo nhà sản xuất thì in hết phải thay cả cụm mực đi và mua hộp mức khác của hãng lắp vào. Giá thành một hộp mực khá cao thông thường bằng 1/2 đến 1/4 giá trị của máy in. Chính vì giá thành nó quá cao như thế không phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam nên mới có nghành nghề đó là đổ mực, nạp mực lại cho máy in. Đổ mực cho máy in nhằm tiết kiệm chi phí kinh tế cho người sử dụng, việc đổ mực này không được hãng sản xuất máy in khuyến khích thậm chí họ còn thuê người viết bài cảnh báo người dùng về đổ mực ngoài gây hại máy in trên những trang báo hoặc từ chối bảo hành khi dùng mực không chính hãng. Đổ mực bên ngoài làm giảm doanh thu lợi nhuận của họ về bán hộp mực chứ thực sự ra thì ảnh hưởng từ việc đổ mực ngoài lên máy gần như không đáng kể, chỉ có khác biệt một chút về chất lượng bản in mà thôi. Nếu bản in của mực chính hãng là 10 thì bản in của mực đổ chỉ được 8 hoặc 9 là tối đa và giảm dần theo số lần đổ mực tiếp theo. Hơn 15 năm làm trong nghề cung cấp dịch vụ máy tính chúng tôi gặp rất nhiều doanh nghiệp thì chỉ có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì họ tôn trọng đề xuất của hãng tức là hết mực yêu cầu cung cấp hộp mực mới thay thế, có thể do hộp mực mới so với chi phí văn phòng của họ không lớn hoặc họ muốn máy in luôn luôn ổn định cao nhất không chấp nhận dừng in nên họ nói không với đổ mực dù đổ mực rẻ bằng 1/10 so với hộp mực mới của hãng. Đổ mực bao giờ cũng có một số rủi ro không đoán trước được như bị bẩn, có lỗi về bản in do tận dụng tối đa linh kiện hộp mực đến bản in cuối cùng và chỉ thay thế khi tuổi thọ vật tư đó về 0 tức là bị mòn, bị hỏng không thể khắc phục được. Khi bản in bị bẩn, bị lỗi thì bắt buộc phải dừng và gọi thợ đến sửa chữa thay thế bộ phận hư hỏng đó.
2. Cấu trúc hộp mực máy in phổ thông Hp, Canon.
Đây là loại hộp mực khá phổ biến trên thị trường Việt Nam và bắt gặp hầu hết các máy từ văn phòng đến gia đình.
a, Trống máy in: Trống là thiết bị khi hoạt động sẽ tích điện âm để hút hạt mực bám vào. Trống quyết định phần lớn vào việc bản in đẹp hay xấu. Trong quá trình sử dụng trống sẽ mòn hoặc xước, nếu mòn quá mất lớp phủ thì bản in sẽ mờ hoặc xước tạo ra vết bẩn do gạt mực không làm sạch được mực ở vết xước gây bản bản in.
b, Trục cao su: Đỡ trống và ép mực sát trống tạo ra bản in đẹp. Thiết bị này ít hư hỏng nhưng thường khuyến cao khi thay trống nên thay cả trục cao su cho đồng bộ và bền trống vì hai thiết bị luôn cọ xát với nhau nên độ mòn phải tương ứng với nhau.
c. Gạt mực: Khi mực in chuyển từ trống ép xuống trang giấy phần sót lại được gạt mực gạt sạch vào khoang chứa phía dưới gạt gọi là khoang mực thải. Nếu khoang mực thải này đầy thì mực sẽ tràn ngược ra và gây ra bẩn bản in. Thông thường khi đổ mực người thợ sẽ phải đổ cả khoang mực thải đi.
d. Trục từ: Trục từ được chế tạo bằng nguyên liệu có từ tính (nam châm) mục đích là hút bột mực bám vào. Mực sau khi bám vào trục từ theo vòng quay áp sát vào trống và truyền mực sang trống,
e. Gạt từ: Nhiệm vụ gạt bớt mực bám vào trục từ, nó như thiết bị căn chuẩn số lượng mực được phép bám lên trục từ. Trục từ ít khi hỏng, chỉ thay thế khi khả năng hút mực kém dẫn đến mực đưa sang trống ít gây ra in mờ.
3. Tuổi thọ của phụ kiện vật tư.
Như tôi đã trình bày trên, một hộp mực máy in có 5 phụ kiện vật tư hao mòn theo thời gian. Thông thường những vật tư đó có tuổi thọ tối thiểu gấp 2 lần tuổi thọ nhà sản xuất đề ra. Ví dụ như số lượng bản in của hộp mực rơi vào khoảng 2000~2500 bản in (tùy thuộc vào mật độ chữ, mật độ che phủ) là hết hộp mực và thay thế toàn bộ bằng hộp mực mới, nhưng tuổi thọ vật tư đó vẫn còn và người sử dụng vẫn còn kéo dài tuổi thọ phụ kiện đó bằng cách đổ thêm mực được một đến vài lần nữa thì phụ kiện đó mới hỏng hẳn. Khi một phụ kiện nào hỏng thì bỏ ra thay thế phụ kiện mới vào và tiếp tục sử dụng nhưng không phải là quay vòng vĩnh cửu, đến một mức độ nào đó thì bắt buộc phải bỏ khi các hệ trục, bạc đỡ rão không thể hoạt động tốt được nữa thì bắt buộc phải thay thế bằng hộp mực mới khác. Thông thường để loại bỏ hộp mực sau 7 ~ 10 lần đổ mực vì lúc đó nếu tận dụng tiếp thì máy in rất nhanh hết mực và mực bẩn dễ rơi vào trong máy gây nhiều phiền toái.
4. Phân loại vật tư.
Mỗi hộp mực có 5 phụ kiện, mỗi dòng máy sử dụng một loại hộp mực, mỗi hãng sản xuất lại có những hộp mực riêng của mình gây ra ma trận vậ tư. Số lượng vật tư nhiều thành phần, chủng loại rất dễ gây nhầm lẫn đến cả những thợ lâu năm nhiều khi cũng nhầm mang không đúng vật tư chỉ phát hiện ra khi lắp vào không khớp phải mất thời gian đi đổi lại. Để giúp xác nhận chủng loại dễ dàng tôi sẽ phân loại vật tư hộp mực của hai dòng sản phẩm thông dụng và có thể dùng chung lẫn với nhau đó là Hp và Canon.
Trống | Hình ảnh | Dòng máy Hp | Dòng máy Canon |
05A |
Catridge Hp 05A / 80A Máy in LaserJet Hp 2035, 2055 |
||
12A |
Cattridge Hp 12A LaserJet 1010, 1020, 1022, 1015 |
Cattridge 303 FX9, 2900, 4320d |
|
15A |
Cattridge Hp 15A LaserJet Hp 1200, 1300 |
Cattridge EP25/EP26 LBP Canon 1210 |
|
35A |
Cattridge Hp 35A LaserJet Hp 1005, 1006, M125A, M127A |
Canon MF3010, MF 4820d, MF 202w | |
49A |
Catridge Hp 49A / 53A Máy in Hp 1320, 2015 |
Catridge Canon 308, 315, 708, 415 | |
92A |
Cattridge Hp 92A Máy in Hp 5L, 6L, 1100 |
Catridge EP22 / FX3 Máy in Canon 800, 810, 1210 |